Image

Sản xuất và kinh doanh luôn đặt lợi nhuận làm ưu tiên, nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế là một bài toán sản xuất không hề đơn giản. Quản lý chi phí sản xuất hiệu quả, cắt giảm đúng mực sẽ đem lại cơ hội phát triển lớn cho công ty.

Định nghĩa chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là một phần quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Định nghĩa này bao gồm các chi phí chi phục vụ cho mục đích kinh doanh cuối cùng. Có thể chia làm hai loại chi phí chính

Chi phí sản xuất

  • Chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp: là phần chi phí được chi trả cho việc mua nguyên vật liệu, nhiên liệu sản xuất, cả chính và phụ.
  • Tiền lương và phúc lợi chi trả cho nhân công để duy trì hoạt động liên tục của nhà máy.
  • Chi phí sản xuất chung sẽ bao gồm mọi khoản phát sinh trong phạm vi nhà xưởng như hao phí sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. 

Chi phí ngoài sản xuất 

  • Chi phí bán hàng: Những hoạt động như Marketing, PR, Chăm sóc khách hàng hay xây dựng thương hiệu đều cần đến kinh phí.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp:Tuy không trực tiếp liên quan đến dây chuyền sản xuất nhưng những chi phí văn phòng, khấu hao tài sản cố định cũng thuộc về nội dung này. 

 

Quản lý và giảm chi phí sản xuất hiệu quả 

Đặt nhà máy sản xuất ở nơi có thể giảm chi phí

Cùng với những thay đổi của thị trường, nhất là những biến động thời gian gần đây của bệnh dịch, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng lựa chọn xây dựng chuỗi cung ứng dựa theo khu vực. Nhất cự ly, để dễ dàng quản lý. 

Trước đây, Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Nhưng Apple đang chuyển một số hoạt động sản xuất Iphone từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Nhà sản xuất đồ chơi đình đảm Mattel lại mở rộng sản xuất ở Mexico. Thậm chí có những nhà sản xuất Trung Quốc như Hisense đã bắt đầu nhen nhóm ý định sản xuất thiết bị tại Mexico để tấn công thị trường Mỹ. Với mục đích sản xuất gần nơi tiêu thụ, các nhà hoạch định tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, nhân công… Các chuỗi cung ứng cũng đi theo cùng nhà máy chính, tạo nên một quần thể kinh doanh hiệu quả. 

 

Quản lý sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả

Mối quan hệ cung-cầu trong sản xuất kinh doanh luôn là mật thiết và cần hết sức coi trọng. Khi lựa chọn một hay một chuỗi nhà cung ứng, sẽ có rất nhiều yếu tố được đưa lên bàn cân. Giá cả, thái độ phục vụ, thời gian cung cấp, bảo hành sản phẩm, tốc độ giải quyết khiếu nại… Xây dựng và quản lý mạng lưới nhà cung ứng hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng.

Hãy lấy nhà sản xuất nội thất IKEA đình đám làm ví dụ. Họ có đến 1200 nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất từ 50 quốc gia khác nhau. Để duy trì được mạng lưới nhà cung cấp khổng lồ này IKEA đã cần đến 42 văn phòng quản lý rải khắp thế giới. Những văn phòng này hoạt động với nhiệm vụ thương thảo về giá cả, quản lý chất lượng và giám sát giao hàng. IKEA tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, nhằm đem lại giá cả và phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên bước vào thời đại số,  thay vì quản lý trực tiếp, doanh nghiệp có thể sử dụng cách thức quản lý online bằng mạng lưới hệ thống quản trị sản xuất ERP. Với tính năng lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu tức thời, mọi cập nhật về nguyên liệu và nhà cung ứng sẽ ngay lập tức được gửi tới bộ máy quản lý để kịp thời đưa ra quyết định. 

 

Quản lý tồn kho hiệu quả

Lưu trữ quá nhiều nguyên liệu và hàng thành phẩm tồn kho hay không đủ nguyên liệu và hàng hóa dự trữ đều là những mối nguy ảnh hưởng đến sự phát triển- uy tín của doanh nghiệp. Cần quản lý kho một cách thông minh, lựa chọn một phương pháp  "tối đa/ tối thiểu" như các nhân viên tại IKEA:

- Tối thiểu: Số lượng hàng hóa đến lúc phải nhập thêm.

- Tối đa: Số lượng hàng hóa được nhập trong một lần.

Nhưng thay vì quản lý tồn kho bằng nhân lực có thể dễ sai sót trong kiểm đếm và quá trình nhập số liệu bằng tay, hãy thử sử dụng một hệ thống quản trị sản xuất ERP. Một phần mềm với tính năng cập nhật số liệu tự động, chủ động First In First Out từng lô hàng, tự động cảnh báo về hàng hoá quá hạn… Lưu trữ thông tin hàng hoá trên hệ thống ERP quản trị sản xuất còn có thể chi tiết đến từng ngày giờ xuất nhập, đơn vị cung cấp, giá cả, sẽ rất hữu ích cho việc theo dõi xuất nhập hàng.

 

Giảm hao phí nhiên liệu, nguyên liệu

Tăng hiệu suất sản xuất trên một đơn vị nguyên liệu, nhiên liệu, giảm hao phí xuống tối thiểu là một cách giảm chi phí sản xuất hiệu quả. Hãy thử học hỏi cách làm từ Xi Măng Long Sơn, họ đã lắp đặt thiết bị biến tần điều khiển vào các máy để tiết kiệm điện. Thành quả trước mắt của Xi măng Long Sơn là việc thực hiện thu hồi nhiệt dư đã giúp nhà máy tiết giảm điện hơn 168 triệu kWh/kWh (khoảng 26% tổng tiêu hao điện).

Để theo dõi mức tiện ích tiêu thụ và xác định khả năng tiết kiệm điện năng/ nhiên liệu trên mỗi máy, cần một hệ thống quản trị sản xuất ERP thông minh ghi nhận thông số liên tục, giám sát 24/7 và phân tích đưa ra giải pháp nhanh chóng. Epicor ERP là một hệ thống như vậy, luôn chủ động tìm kiếm cơ hội tiết kiệm năng lượng, cắt giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu sử dụng điện tổng quan. 

 

Quản lý máy và thiết bị

Trong chuỗi hoạt động sản xuất, thiết bị máy móc là công cụ, đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo nên lợi nhuận, nên cũng sẽ là chìa khóa quan trọng để cắt giảm chi phí tạo ra thành phẩm.

Theo ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Công ty TNHH Long Sơn đã sử dụng hệ thống van xả nước tự động cho các bình tích áp trạm nén khí; nâng cấp chương trình các lọc bụi túi đóng mở các khoang hợp lý để tiết kiệm nguyên liệu tốt nhất… Qua đó có thể thấy quản lý tốt thiết bị có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất thường nhật.

Một ví dụ khác đến từ Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai. Doanh nghiệp đã thực hiện chủ động đầu tư sửa chữa, cải tạo chiều sâu lò nung. Kết quả là năng suất đã tăng lên khoảng 300 tấn clinker/ngày so với trước cải tạo (tương đương 100.500 tấn clinker/năm), tăng 600 tấn clinker/ngày so với năng suất thiết kế (201.000 tấn clinker/năm); giảm tiêu hao nhiệt cho sản xuất clinker khoảng 45 kcal/kg; giảm trên 2 kWh/tấn clinker.

Quản lý máy và thiết bị ở giai đoạn hiện tại không còn gói gọn trong bảo dưỡng kiểm tra định kỳ nữa mà sẽ dựa vào hệ thống tự động kiểm soát, theo dõi máy để phòng ngừa những nguy cơ sự cố và chủ động tìm phương án cải tạo máy- thiết bị sản xuất để đạt hiệu năng tốt nhất. Tránh được sự cố, tuổi thọ máy sẽ tăng cao, giúp cân bằng giữa thiết bị vốn có và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.

 

 Tinh giản bộ máy quản lý

Sản xuất không chỉ bao gồm những công việc trực tiếp trên dây chuyền mà còn nhiều công việc phụ trợ, hậu cần khác. Hệ thống sản xuất càng phức tạp thường sẽ sử dụng càng nhiều nhân lực để điều khiển, quản lý. Tuy nhiên thời đại số đã tạo điều kiện cho công nghệ len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống, sản xuất tiêu thụ cũng không ngoại lệ. Một hệ thống quản trị sản xuất ERP hiệu quả sẽ giúp tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu suất công việc một cách rõ rệt.

Phần mềm sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nhập- lưu trữ dữ liệu, tính toán và đưa ra các kết luận khách quan, giúp người điều hành đưa ra quyết định khách quan và chuẩn xác. ERP Epicor không chỉ đóng vai trò đồng hành trong công xưởng, mà sẽ cùng doanh nghiệp triển khai hiệu quả nhiều lĩnh vực như nhân sự, kế toán, Marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý dự án…

 

ERP Epicor- chiếc chìa khoá hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động một cách hiệu quả, thông minh luôn sẵn lòng bắt tay cùng doanh nghiệp để phát triển và thành công. Hãy chọn cho mình một đối tác đồng hành đáng tin cậy bằng cách liên hệ ngay với chúng tôi.